I.
CÁC
VẤN ĐỀ CHUNG
|
SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN
PHƯƠNG PHÁP “ PHẢN XẠ BÀN CHÂN”
Thời cổ đại
Kinh
nghiệm đúc kết từ dân gian ở các nước có nền văn minh sớm: Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp,
Trung Quốc…
Lý
thuyết phản xạ( Reflexology) từ Mỹ
•
William
Fitzgerald (1917) – 10 vùng phản xạ chữa bệnh
•
Eunice
Ingham thừa kế, hoàn thiện lý thuyết phản xạ bàn chân( Foot Reflexology) (1933-
1938)
•
Từ
1966-1970 lan truyền đến các nước Châu Âu, Bắc Đông Á( Nhật, Hàn Quốc, Đài
Loan)
•
Từ
1980, Trung Quốc mở cửa tiếp nhận phương pháp này, ứng dụng rộng rãi toàn quốc,
bổ sung, phát triển, nhiều nhà Y học công bố nhiều sách….
•
Từ
1990, ở Việt Nam xuất bản nhiều sách dịch từ Mỹ, Trung Quốc, Pháp nhưng ứng dụng
hạn chế.
Hiện nay
Ở
Mỹ có Viện quốc tế về Phản xạ (International Institut of Reflexology) do bà Eunice
Ingham ( đã mất năm 1974), nên cháu bà người cộng tác là Giám đốc viện Dwright
C.Byers. Viện cộng tác với 40 nước trên thế giới, hang năm xuất bản những công
trình nghiên cứu mới (H2). Đã phát triển thêm phương pháp phản xạ bàn tay ( Hand
Reflexology) và phương pháp phản xạ trên cơ thể ( Body Reflexology).
Ngoài
tập thể trường phái Eunice Ingham, ở Mỹ còn nhiều trường phái khác, trong đó có
nhóm bà Mildred Carter nguyên là học trò của bà Ingham, hiện cũng là nhà phản xạ
học rất nổi tiếng và có uy tín, có nhiều tác phẩm công bố.
Tóm tắt sơ lược sự
phát triển của phương pháp “ Phản xạ bàn chân” qua gần 1 thế kỷ, tôi chỉ muốn
lưu ý các độc giả mấy điểm sau:
Tuy
xuất phát từ sự nghiên cứu hệ kinh lạc của Trung Quốc, nhưng lý thuyết phản xạ
bàn chân của các nhà y học Mỹ lại hoàn toàn khác và căn cứ vào cấu trúc giải phẫu
sinh lý của người để thiết lập một sơ đồ các vùng phản xạ hầu như khác biệt
hoàn toàn với những huyệt vị ở trên bàn chân của hệ kinh lạc Trung Quốc. Và đó
cũng là một đặc điểm rất quan trọng để khi nghiên cứu cần quan tâm.
Trung
Quốc chỉ tiếp nhận phương pháp này vào đầu thập niên 80 và mặc dầu Trung Quốc
là cội nguồn của hệ kinh lạc đã có bề dầy kinh nghiệm từ 3000 năm, nhưng một
khi “ Phương pháp phản xạ” nhập vào Trung Quốc thì nó cùng phát triển song song
với phương pháp cổ truyền, và một điểm rất quan trọng cần lưu ý: Nếu ở các nước
phương Tây, phương pháp này chỉ lưu hành ứng dụng ở những phòng khám, bệnh viện
tư, thì ở Trung Quốc lại được ứng dụng ở bệnh viện công lẫn tư, tức là có sự quan
tâm, đầu tư của Nhà Nước.
Sơ
đồ phản xạ bàn chân đã được nhiều nước ứng dụng chữa bệnh bằng các dụng cụ cơ,
điện, điện tử có kết hợp tác dụng cơ học và nhiệt năng hồng ngoại, hay xung lực
điện, điện từ và kể cả hình thức dán cao như các miếng dán có chất nấm gỗ có
tên là Konotakara của Nhật Bản có tác dụng hút hết các chất độc thải của các nội
tạng thông qua các vùng phản xạ ở bàn chân.
2.
NGUYÊN LÝ
Các
lát cắt đó cùng với những đường phản chiếu của nó ở bàn chân, ở bàn tay giúp
cho ta định hướng để chữa bệnh theo nguyên lý “bệnh phát sinh ở nơi nào trên
lát cắt thì tìm và tác động bấm lên điểm phản chiếu ở bàn chân, ở bàn tay. Khi
điểm phản chiếu được day ấn hết đau thì bệnh trên cơ thể cũng được giải cứu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét